"Người con gái tôi bỏ lại phía sau" ( The Girl I Left Behind Me ), là tựa đề một bức tranh của họa sĩ Jonathan Eastman Johnson (1824-1906) vẽ vào khoảng năm 1872.
Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Smithsonian American Art Museum, Washington D.C., Hoa Kỳ.
Eastman Johnson (1824-1906) là họa sĩ người Mỹ, đồng sáng lập Metropolitan Museum of Art, New York City, có tên được khắc trước cổng vào của bảo tàng. Bức tranh The Girl I Left Behind Me được họa sĩ tưởng tượng đến hình ảnh người vợ trẻ của một người lính đứng trên ngọn đồi nơi họ vừa chia tay nhau. Lớp vải lót màu đỏ thẫm của tấm áo choàng bay trong gió cho thấy tình yêu nồng thắm họ dành cho nhau, trong khi chiếc nhẫn cưới trên tay nàng, được đặt ở trung tâm của bức tranh, như khẳng định cho lòng chung thủy và tận tụy của cô dâu trẻ. Johnson đã chứng kiến trận Manassas trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ vào năm 1862, và tựa đề của bức tranh lấy từ một bài hát ru cổ của Ái Nhĩ Lan đã trở thành một bản ballad phổ biến trong cuộc nội chiến:
" Trong tâm trí tôi đầy ắp hình ảnh của nàng
Dù đang ngủ hay tỉnh thức
Tôi hy vọng sẽ nhìn thấy viên ngọc của tôi một lần nữa
Vì nàng mà trái tim tôi vỡ nát"... (*)
Eastman Johnson (1824-1906) là họa sĩ người Mỹ, đồng sáng lập Metropolitan Museum of Art, New York City, có tên được khắc trước cổng vào của bảo tàng. Bức tranh The Girl I Left Behind Me được họa sĩ tưởng tượng đến hình ảnh người vợ trẻ của một người lính đứng trên ngọn đồi nơi họ vừa chia tay nhau. Lớp vải lót màu đỏ thẫm của tấm áo choàng bay trong gió cho thấy tình yêu nồng thắm họ dành cho nhau, trong khi chiếc nhẫn cưới trên tay nàng, được đặt ở trung tâm của bức tranh, như khẳng định cho lòng chung thủy và tận tụy của cô dâu trẻ. Johnson đã chứng kiến trận Manassas trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ vào năm 1862, và tựa đề của bức tranh lấy từ một bài hát ru cổ của Ái Nhĩ Lan đã trở thành một bản ballad phổ biến trong cuộc nội chiến:
" Trong tâm trí tôi đầy ắp hình ảnh của nàng
Dù đang ngủ hay tỉnh thức
Tôi hy vọng sẽ nhìn thấy viên ngọc của tôi một lần nữa
Vì nàng mà trái tim tôi vỡ nát"... (*)
The Girl I Left Behind Me, oil on canvas, b/w 1870 and 1875, 42 x 34 7/8 in. Smithsonian American Art Museum |
Eastman Johnson nổi tiếng về các thể loại tranh vẽ cảnh đời thường, tranh chân dung của cả người bình thường và những danh nhân nước Mỹ như Abraham Lincoln, Nathaniel Hawthorne, Ralph
Waldo Emerson và Henry Wadsworth Longfellow. Tác
phẩm giai đoạn sau của ông thường thể hiện sự ảnh hưởng của các bậc thầy
Hà Lan thế kỷ 17, những danh họa mà ông từng nghiên cứu ở The Hague ( Thành phố Den Hagg ở Hà Lan ) vào những
năm 1850.
Giữa năm 1840 và 1842 ông được học nghề từ nhà in thạch bản xứ Boston là John H. Bufford (1810-1870). Sự làm chủ chất liệu này của ông thể hiện rất rõ trong một số tác phẩm in thạch bản, trong đó nổi tiếng nhất là Marguerite (khoảng năm 1865-1870). Năm 1845 ông chuyển đến Washington DC, nơi ông đã vẽ bức chân dung bằng phấn, bút chì than những nhân vật người Mỹ nổi tiếng, bao gồm cả Daniel Webster, John Quincy Adams và Dolly Madison ( tất cả được vẽ trong năm 1846 ; tại Cambridge, MA , Fogg ). Năm 1846 ông định cư tại Boston và vào giai đoạn đầu, ông đã phát triển tối đa phong cách vẽ chân dung. Những bản vẽ bằng chì than theo lối chiaroscuro của ông, gây xúc cảm một cách đặc biệt, tinh vi đáng kinh ngạc đối với một họa sĩ về cơ bản là tự học. Năm 1848, ông đi du lịch đến Châu Âu để nghiên cứu hội họa tại Viện Hàn Lâm Dusseldorf.. Trong suốt hai năm tại đây ông đã liên kết chặt chẽ với Emanuel Leutze để vẽ các đề tài theo thể loại ban đầu của mình như tác phẩm The Counterfeiters (c. 1851-5 ; New York, IBM Corp). Sau đó ông đã trải qua ba năm ở The Hague, nghiên cứu màu sắc, bố cục và chủ nghĩa tự nhiên trong hội họa Hà Lan thế kỷ 17. Ảnh hưởng của các bậc thầy người Hà Lan trong phong cách chân dung của ông rất tuyệt vời đến nỗi ông được gọi là "The American Rembrandt”. Năm 1855, sau hai tháng ở xưởng vẽ tại Paris của Thomas Couture, ông trở về Mỹ. Cũng từ đó ông chuyển sang các đề tài Mỹ, nghiên cứu về người da đỏ ở Wisconsin, vẽ nhiều chân dung trong khi ở Washington (ví dụ như George Shedden Riggs, c 1855; .... Baltimore, Mus & Lib MD Hist) và Cincinnati. Ông định cư ở New York và sống tại đây cho đến cuối đời.
Jonathan Eastman Johnson mất năm 1906 và được chôn cất tại nghĩa trang Green-Wood tại Brokklyn, New York.
Jonathan Eastman Johnson mất năm 1906 và được chôn cất tại nghĩa trang Green-Wood tại Brokklyn, New York.
NGUYỄN DIỆU TÂM
Tham khảo, phỏng dịch theo Americanart.si.edu, Smithsonian American Art Museum, American National Biogaphy
Tham khảo, phỏng dịch theo Americanart.si.edu, Smithsonian American Art Museum, American National Biogaphy
(*) Bài hát "The Girl I Left Behind Me" nằm trong tuyển tập những bài hát xưa ru con phổ biến của Ireland, "The Forget Me Not Songster".
NGƯỜI CON GÁI TÔI BỎ LẠI PHÍA SAU
THE GIRL I LEFT BEHIND ME
I’m lonesome since I crossed the hills
Từ lúc băng qua những ngọn đồi
Là lúc anh chìm vào cô đơn
Bước chân đi qua những cánh đồng hoang đầy lau lách
Lòng thì trĩu nặng và tâm tư ngập tràn hình bóng em
Từ phút giây lìa xa em
Cứ mỗi lần quay đầu nhìn lại
Là nước mắt anh tuôn rơi nhòa nhạt cả lối đi,
Khi nhớ đến vẻ duyên dáng
Của người con gái anh bỏ lại phía sau...
Từng phút giây trôi qua anh còn nhớ rõ
Rồi anh sẽ về đâu
Khi ngọn lửa tình yêu bừng lên đốt cháy trái tim anh,
Từ buổi ban đầu anh đã thuộc về em,
Em đã yêu anh
Chúng ta cùng hứa một lòng chung thủy với nhau,
Qua màn nước mắt em lệ tuôn rơi đẫm ướt mắt anh
Em vẫn chúc phúc cho anh ngày ra đi,
Người con gái anh bỏ lại phía sau...
Trong tâm trí anh đầy ắp hình ảnh em,
Dù đang ngủ hay tỉnh thức;
Anh vẫn hy vọng nhìn thấy viên ngọc của anh một lần nữa
Vì em mà trái tim anh tan nát.
Nhưng nếu anh sẽ phải ra đi như thế,
Và em vẫn cam chịu rời xa anh
Anh sẽ thuyết phục mình ở lại
Với người con gái anh bỏ lại phía sau...
THE GIRL I LEFT BEHIND ME
I’m lonesome since I crossed the hills
And o’er the moor that’s sedgy,
With heavy thought my mind is filled
Since I patted Naegy.
Whene’r I turn to view the place,
The tears doth fall and blind me,
When I think of the charming grace
Of the girl I left behind me.
The hours I remember well,
When next to see doth move me,
The burning flames my heart doth feel,
since first she owned she loved me.
Each mutual promise faithfully made,
by her whom tears doth blind me
And bless the hours I pass away,
With the girl I left behind me.
My mind her image full retains,
whether asleep or awaken’d;
I hope to see my jewel again
For her my heart is breaking.
But if ever I chance to go that way,
And that she has not resigned me,
I’ll reconcile my mind and stay
With the girl I left behind me.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét