Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

NGƯỜI CON GÁI TÔI BỎ LẠI PHÍA SAU

"Người con gái tôi bỏ lại phía sau" ( The Girl I Left Behind Me ), là tựa đề một bức tranh của họa sĩ Jonathan Eastman Johnson (1824-1906) vẽ vào khoảng năm 1872.
Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Smithsonian American Art Museum, Washington D.C., Hoa Kỳ.
Eastman Johnson (1824-1906) là họa sĩ người Mỹ, đồng sáng lập Metropolitan Museum of Art, New York City, có tên được khắc trước cổng vào của bảo tàng. Bức tranh The Girl I Left Behind Me được họa sĩ tưởng tượng đến hình ảnh người vợ trẻ của một người lính đứng trên ngọn đồi nơi họ vừa chia tay nhau. Lớp vải lót màu đỏ thẫm của tấm áo choàng bay trong gió cho thấy tình yêu nồng thắm họ dành cho nhau, trong khi chiếc nhẫn cưới trên tay nàng, được đặt ở trung tâm của bức tranh, như khẳng định cho lòng chung thủy và tận tụy của cô dâu trẻ. Johnson đã chứng kiến trận Manassas trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ vào năm 1862, và tựa đề của bức tranh lấy từ một bài hát ru cổ của Ái Nhĩ Lan đã trở thành một bản ballad phổ biến trong cuộc nội chiến:
" Trong tâm trí tôi đầy ắp hình ảnh của nàng
Dù đang ngủ hay tỉnh thức
Tôi hy vọng sẽ nhìn thấy viên ngọc của tôi một lần nữa
Vì nàng mà trái tim tôi vỡ nát"... (*)

The Girl I Left Behind Me, oil on canvas, b/w 1870 and 1875, 42 x 34 7/8 in. Smithsonian American Art Museum

Eastman Johnson nổi tiếng về các thể loại tranh vẽ cảnh đời thường, tranh chân dung của cả người bình thường và những danh nhân nước Mỹ như Abraham Lincoln, Nathaniel Hawthorne, Ralph Waldo Emerson và Henry Wadsworth Longfellow. Tác phẩm giai đoạn sau của ông thường thể hiện sự ảnh hưởng của các bậc thầy Hà Lan thế kỷ 17, những danh họa mà ông từng nghiên cứu ở The Hague ( Thành phố Den Hagg ở Hà Lan ) vào những năm 1850. 
Giữa năm 1840 và 1842 ông được học nghề từ nhà in thạch bản xứ Boston là John H. Bufford (1810-1870). Sự làm chủ chất liệu  này của ông thể hiện rất rõ trong một số tác phẩm in thạch bản, trong đó nổi tiếng nhất là Marguerite (khoảng năm 1865-1870). Năm 1845 ông chuyển đến Washington DC, nơi ông đã vẽ bức chân dung bằng phấn, bút chì than những nhân vật người Mỹ nổi tiếng, bao gồm cả Daniel Webster, John Quincy Adams và Dolly Madison ( tất cả được vẽ trong năm 1846 ; tại Cambridge, MA , Fogg ). Năm 1846 ông định cư tại Boston và vào giai đoạn đầu, ông đã phát triển tối đa phong cách vẽ chân dung. Những bản vẽ bằng chì than theo lối chiaroscuro của ông, gây xúc cảm một cách đặc biệt, tinh vi đáng kinh ngạc đối với một họa sĩ về cơ bản là tự học. Năm 1848, ông đi du lịch đến Châu Âu để nghiên cứu hội họa tại Viện Hàn Lâm Dusseldorf.. Trong suốt hai năm tại đây ông đã liên kết chặt chẽ với Emanuel Leutze để vẽ các đề tài theo thể loại ban đầu của mình như tác phẩm The Counterfeiters (c. 1851-5 ; New York, IBM Corp). Sau đó ông đã trải qua ba năm ở The Hague, nghiên cứu màu sắc, bố cục và chủ nghĩa tự nhiên trong hội họa Hà Lan thế kỷ 17. Ảnh hưởng của các bậc thầy người Hà Lan trong phong cách chân dung của ông rất tuyệt vời đến nỗi ông được gọi là "The American Rembrandt”. Năm 1855, sau hai tháng ở xưởng vẽ tại Paris của Thomas Couture, ông trở về Mỹ. Cũng từ đó ông chuyển sang các đề tài Mỹ, nghiên cứu về người da đỏ ở Wisconsin, vẽ nhiều chân dung trong khi ở Washington (ví dụ như George Shedden Riggs, c 1855; .... Baltimore, Mus & Lib MD Hist) và Cincinnati. Ông định cư ở New York và sống tại đây cho đến cuối đời.
Jonathan Eastman Johnson mất năm 1906 và được chôn cất tại nghĩa trang Green-Wood tại Brokklyn, New York.

NGUYỄN DIỆU TÂM
Tham khảo, phỏng dịch theo Americanart.si.edu, Smithsonian American Art Museum, American National Biogaphy
(*) Bài hát "The Girl I Left Behind Me" nằm trong tuyển tập những bài hát xưa ru con phổ biến của Ireland, "The Forget Me Not Songster".

NGƯỜI CON GÁI TÔI BỎ LẠI PHÍA SAU


Từ lúc băng qua những ngọn đồi
Là lúc anh chìm vào cô đơn
Bước chân đi qua những cánh đồng hoang đầy lau lách
Lòng thì trĩu nặng và tâm tư ngập tràn hình bóng em
Từ phút giây lìa xa em
Cứ mỗi lần quay đầu nhìn lại 
Là nước mắt anh tuôn rơi nhòa nhạt cả lối đi,
Khi nhớ đến vẻ duyên dáng
Của người con gái anh bỏ lại phía sau...

Từng phút giây trôi qua anh còn nhớ rõ
Rồi anh sẽ về đâu
Khi ngọn lửa tình yêu bừng lên đốt cháy trái tim anh,
Từ buổi ban đầu anh đã thuộc về em,
Em đã yêu anh
Chúng ta cùng hứa một lòng chung thủy với nhau,
Qua màn nước mắt em lệ tuôn rơi đẫm ướt mắt anh
Em vẫn chúc phúc cho anh ngày ra đi,

Người con gái anh bỏ lại phía sau...
Trong tâm trí anh đầy ắp hình ảnh em,
Dù đang ngủ hay tỉnh thức;
Anh vẫn hy vọng nhìn thấy viên ngọc của anh một lần nữa
Vì em mà trái tim anh tan nát.
Nhưng nếu anh sẽ phải ra đi như thế,
Và em vẫn cam chịu rời xa anh
Anh sẽ thuyết phục mình ở lại
Với người con gái anh bỏ lại phía sau...


THE GIRL I LEFT BEHIND ME

I’m lonesome since I crossed the hills
And o’er the moor that’s sedgy,
With heavy thought my mind is filled
Since I patted Naegy.
Whene’r I turn to view the place,
The tears doth fall and blind me,
When I think of the charming grace
Of the girl I left behind me.
The hours I remember well,
When next to see doth move me,
The burning flames my heart doth feel,
since first she owned she loved me.
Each mutual promise faithfully made,
by her whom tears doth blind me
And bless the hours I pass away,
With the girl I left behind me.
My mind her image full retains,
whether asleep or awaken’d;
I hope to see my jewel again
For her my heart is breaking.
But if ever I chance to go that way,
And that she has not resigned me,
I’ll reconcile my mind and stay
With the girl I left behind me.  



Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

ANTONI GAUDI: GOD'S ARCHITECT

ANTONI GAUDI, GOD'S ARCHITECT
"Bất cứ sản phẩm nghệ thuật nào cũng phải mang tính quyến rũ, với nghĩa rộng của nó, bởi nó hấp dẫn tất thảy mọi người."
Antonio Gaudí (1852-1926)


 Antoni Gaudí i Cornet, theo tiếng Tây Ban Nha, là một kiến trúc sư người xứ Catalan, Tây Ban Nha. Là cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại xứ Catalan, ông nổi tiếng bởi những thiết kế độc đáo theo phong cách cá nhân và phần lớn các công trình ấy tọa lạc tại Catalan, thủ đô Barcelona của Tây Ban Nha.
Francesc Gaudí Serra và Antònia Cornet Bertran, tên của cặp vợ chồng nghệ sĩ sinh ra Gaudi, đều lớn lên từ những gia đình thợ rèn.
Gaudi là em út trong gia đình gồm năm con, cậu tự thấy mình khó tham gia được vào những trò chơi cùng bạn bè bởi bệnh thấp khớp. Do đó, cậu bé rất ít khi đi lại và bắt buộc phải nhờ đến anh bạn lừa mỗi khi muốn ra khỏi nhà. Thực tế trên đã giữ cậu bé trong nhà và sử dụng hầu hết thời gian rảnh của mình vào tìm tòi sự sáng tạo tuyệt vời của thiên nhiên. Đây là một giả thuyết giải thích cho hai khả năng vĩ đại của Gaudi: quan sát và phân tích thiên nhiên, vun đắp từ tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên.
Gaudi, khi là sinh viên Kiến trúc tại trường cao đẳng Tècnica Superior d'Arquitectura, Barcelona từ 1873 đến 1877, xuất sắc trong môn "Trial drawings and projects" trái ngược với điểm loại xoàng của những môn học khác. Sau năm năm làm việc, anh đạt được chứng chỉ như một kiến trúc sư thực thụ năm 1878. Khi kí tên trên chứng chỉ của Gaudi, Elies Rogent tuyên bố, "Qui sap si hem donat el diploma a un boig o a un geni: el temps ens ho dirà" (" Ai biết được chúng ta trao chứng chỉ này cho một thằng đần hay một thiên tài. Thời gian sẽ trả lời.")
Chàng kiến trúc sư trẻ ngay lập tức bắt tay vào thiết kế, qui hoạch và duy trì mối liên hệ với ngôi trường này đến những ngày cuối cùng trong sự nghiệp của mình.
Phần nhiều những tác phẩm của Gaudi thể hiện niềm đam mê của ông đối với cuộc sống: Kiến trúc, thiên nhiên, tôn giáo và tình yêu quê hương.
Gaudi nghiên cứu tỉ mỉ trên từng mỗi chi tiết của những sáng tạo, đưa vào kiến trúc hàng loạt mỹ nghệ mà ông chuyên sâu như gốm, thủy tinh màu, chạm gỗ, đồ rèn sắt. Ông cũng giới thiệu các kỹ thuật mới trong cách xử lý nguyên liệu, như "Trencadis" - một loại mosaic, sáng tạo từ những mảnh vỡ bỏ đi của mái ngói, chén cốc bằng gốm sứ.
Sau vài năm ảnh hưởng trường phái nghệ thuật Tân Gothic (Neo-Gothic art), và một vài khuynh hướng phương Đông, Gaudi trở thành đỉnh cao của trào lưu Catalan Hiện đại vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 mà vẫn không đánh mất những gì ông đã chịu ảnh hưởng. Hầu như ít khi ông vẽ phác thảo cho các công trình của mình,  thay vào đó ông thích tạo ra theo cách của không gian ba chiều, những chi tiết như được hun đúc sẵn từ trong tâm trí ông.
Các công trình của Gaudi thu hút cả thế giới, đã có vô số nghiên cứu về kiến trúc của ông. Ngày nay ông được cả các chuyên gia và quần chúng ngưỡng mộ : Kiệt tác Sagrada Familia là một trong những di tích được viếng thăm nhiều nhất Tây ban Nha. Từ năm 1984 đến 2005 đã có 7 công trình của ông được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Trong suốt cuộc đời, ông đã thể hiện đức tin vào Công giáo La mã. Nhiều hình ảnh tôn giáo đã được nhìn thấy trong các tác phẩm của ông, khiến ông còn được gọi là "God's architect" ( Kiến trúc sư của Chúa ).
Những tuyệt tác mà Antonio Gaudi đã để lại cho thế giới :
1- Parc Guell: tọa lạc phía bắc Barcelona, quận Gracia, công viên bắt đầu khởi công năm 1900 và hoàn thành năm 1914 do Antonio Gaudi xây dựng cho Eusebi Guell, nơi có 60 ngôi nhà của những gia đình giàu có nhất của giới trưởng giả Barcelona. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1984.


 Parc Guell

2- Casa Batllo: là một tòa nhà của gia đình Batllo xây dựng từ năm 1877, được phục hồi bởi Antonio Gaudi và Josep Maria Jujol trong những năm 1904 - 1906. Có vẻ như mục tiêu của nhà thiết kế cho ngôi nhà là tránh những đường thẳng, được biệt danh Casa del Osso ( ngôi nhà của những khúc xương ). Mặt tiền được trang trí bởi các mảnh gốm vỡ ( trencadis ), màu sắc từ vàng cam chuyển sang xanh. Mái cong và phần sau như hình dáng con rồng hay khủng long. 


 Casa Battlo

3- Casa Mila: tòa nhà được xây dựng 1905 - 1910 bởi Antonio Gaudi cho một cặp vợ chồng giàu có Roser Segimon và Pere Mila. Ban đầu Gaudi dự định xây dựng tòa nhà như một biểu tượng tôn giáo, bao gồm tượng Đức Mẹ và các Thánh, nhưng bị Hội đồng Công giáo của thành phố bác bỏ bản thiết kế khiến Gaudi chán nản, về sau do một linh mục thuyết phục, ông đã tiếp tục công trình. 

Casa Mila

4- Bellesguard : Còn được gọi là Casa Figueres, là một ngôi nhà thái ấp hiện đại được xây dựng từ 1900-1909. Vùng đất này ngày trước vốn là lãnh địa của Martin of Aragon, một vị vua cuối cùng của Catalonia. Cấu trúc tòa nhà được xây dựng theo phong cách Tân Gothic.

Bellesguards - Casa Figueres
5- Sagrada Familia: Vương cung thánh đường Công giáo La mã, xây dựng từ 1982 với tên Temple Expiatori de la Sagrada Familia. Antonio đã làm việc cho dự án này suốt 40 năm trời, dành 15 năm cuối cùng của cuộc đời ông toàn tâm toàn ý vào công trình. Sau khi ông mất, công trình này được tiếp tục bởi sự Domènech Sugranves cho đến khi bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến Tây ban Nha vào năm 1935.


 Sagrada Familia

6- Casa Vincens: xây dựng 1883-1899, được Gaudi thiết kế cho Manuel Vicens, chủ một nhà máy gạch ngói. Vì vậy ngôi nhà được xây bởi đá, gạch đỏ thô, gạch men gốm màu trong hình bàn cờ và các mô típ hoa. 

Casa Vincens

7- Colonia Guell: Palau Guell, dinh thự được Gaudi xây dựng cho nhà tài phiệt công nghệ Eusebi Guell xứ Catalan.

Palau Guell

* NGUYỄN DIỆU TÂM
( Tổng hợp từ Google & Wikipedia )
Xem thêm:
http://whc.unesco.org/en/list/320/gallery/
http://en.wikipedia.org/wiki/Antoni_Gaud%C3%AD

CARAVAN VÀ NHỮNG NGƯỜI DI-GAN

1- TỪ MỘT BỨC TRANH:
Bức tranh có chiếc xe caravan này làm gợi nhớ đến những chuyến du hành của những người du mục, hay còn gọi là người Di-gan. Ở đây có vẻ như không còn ai trong xe, và con ngựa đã buồn bã bỏ đi về phía bầu trời mù sương xa xăm, chỉ còn ngọn đèn hiu hắt soi rõ mái lều rách nát từ những chuyến đi liên tục.

The Caravan - Nguồn từ trang Negis Art - Face Book

2- NGUỒN GỐC CỦA NGƯỜI DI-GAN:
Trong tiếng Anh, tên gọi chính thức của người Di-gan là Romani people. Từ Gypsy hay Gipsy bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp do niềm tin sai lầm rằng họ là những người từ Ai Cập ( Egypt ) do tội đã dấu chúa Jesus thời bé nên bị lưu đày biệt xứ. Từ này được viết hoa cho thấy đây là một sắc dân.
Do nhiều người Di-gan từ Bohemia đã đến sống tại Pháp nên họ còn được gọi là người Bohemiens. Từ này về sau đã được biến đổi để miêu tả lối sống nghệ sĩ nghèo - trường phái Bohémien (Bohemianism).
Vì không có một cuốn sử sách nào nói rõ, nên nguồn gốc và lịch sử ban đầu của người Di-gan từ lâu đã là một điều bí ẩn. Từ 200 năm trước, các nhà nhân chủng học đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc Ấn Độ của người Di-gan, dựa trên các chứng cớ về ngôn ngữ. Ngày nay, từ nhiều thông tin lưu lại đã khẳng định giả thuyết này.
Người ta tin rằng người Di-gan có nguồn gốc từ các vùng Punjab và Rajasthan của bán đảo Ấn Độ. Họ bắt đầu di cư đến Châu Âu và Bắc Phi qua cao nguyên Iran vào khoảng năm 1050.
Dân số người Di-gan trên toàn thế giới ước tính ít nhất là 15 triệu. Cộng đồng Di-gan lớn nhất là tại bán đảo Balkan; số dân đáng kể khác sống tại châu Mỹ, Liên Xô cũ, Tây Âu, Trung Đông, và Bắc Phi.
Người Di-gan phân chia thành các nhóm theo các khác biệt về lãnh thổ, văn hóa và phương ngữ. Có 5 nhóm chính:
1. Kalderash là nhóm đông nhất, theo truyền thống làm nghề thợ rèn, bắt nguồn từ Balkan, nhiều người đã di cư đến Trung Âu và Bắc Phi;
2. Gitanos (còn gọi là Calé) chủ yếu ở Bán đảo Iberia, Bắc Phi và miền Nam nước Pháp; nhiều người tham gia công nghiệp giải trí;
3. Sinti chủ yếu ở Alsace và một số vùng khác ở Pháp và Đức;
4. Romnichal chủ yếu ở Anh và Bắc Mỹ; và
5. Erlides (còn gọi là Yerlii hay Arli) định cư ở đông nam châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số nhóm như người Di-gan ở Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển khó xếp loại. Các nhóm chính trên còn có thể chia nhỏ hơn nữa thành các nhóm con theo nghề truyền thống và bản quán, hoặc cả hai. Một số nhóm con trong đó là: Machvaya (Machwaya), Lovari, Churari, Rudari, Boyash, Ludar, Luri, Xoraxai, Ungaritza, Bashaldé, Ursari và Romungro.

Caravan - cuốn tiểu thuyết của Lady Eleanor Smith, nữ văn sĩ người Anh

3- ĐẾN MỘT TIỂU THUYẾT:
CARAVAN là một cuốn tiểu thuyết của nữ văn sĩ người Anh, Lady Eleanor Smith, xuất bản lần đầu vào năm 1942. Chuyện kể về cuộc đời một thanh niên người Anh tên James Darrell trên con đường sống cùng với những người du mục và kiếm sống bằng nghề viết văn. Chàng cố gắng kiếm cho đủ tiền để kết hôn với Oriana người yêu của mình. Tuy nhiên, nàng không chờ đợi anh mà đã kết hôn với một thanh niên người Anh giàu có. James sau đó nhận lãnh một công việc kinh doanh của một người bạn đã đi qua Tây Ban Nha thì bị bọn cướp tấn công. Chàng được giải cứu bởi một người phụ nữ gypsy nhưng tai nạn đã làm chàng mất hết trí nhớ. James kết hôn với cô gái gypsy tên Rosal, và không còn biết gì về cuộc sống cũ của mình ở Anh. Khi trí nhớ hồi phục, James căm ghét cô gái gypsy cho rằng cô đã lừa gạt anh nhưng vẫn ở lại với cô ấy và làm thư ký cho một dũng sĩ đấu bò nổi tiếng. Khi Rosal vô tình bị giết bởi người dũng sĩ đấu bò, James bỏ đi đến Morocco. Khi trở về Anh, cuốn sách James đã viết trong suốt cuộc hành trình của mình ở Tây Ban Nha đã làm cho anh trở thành một người đàn ông nổi tiếng và giàu có. James gặp lại và tái hợp với người yêu đầu tiên của mình, Oriana, nàng đã sống trong một cuộc hôn nhân không tình yêu.

( Theo Wikipedia, phiên bản tiếng Việt và Anh )
* NGUYỄN DIỆU TÂM

SALVADOR DALI ( 1904-1989 )

"Một họa sĩ thật sự là một trong những người có thể vẽ những cảnh khác thường ở giữa một sa mạc hoang vắng. Một họa sĩ thật sự là một trong những người có thể kiên nhẫn vẽ một quả lê giữa bối cảnh hỗn loạn của lịch sử"
( A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert.
A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history - Salvador Dali )

SALVADOR DALI ( 1904-1989 )

* Salvador Domingo Felipe Jacinto Dalí i Domènech, còn được biết đến với tên Salvador Dali, một trong những danh họa siêu thực nổi tiếng nhất vào thế kỷ 20.
Sinh ngày 11.5.1904 tại Figueres, Catalonia, Tây ban Nha
Mất ngày 23.1.1989 tại Figueres, Catalonia
Xuất thân từ trường mỹ thuật San Fernando, Madrid
Thuộc trường phái Lập thể (Cubism), Đa đa (Dada), Siêu thực (Surrealism)
Bên cạnh hội họa, ông còn được biết đến như một nhà nhiếp ảnh, điêu khắc, sản xuất phim.
Đoạt giải Oscar dành cho phim hoạt hình ngắn hợp tác với Walt Disney -"Destino"
Được Hoàng gia Tây Ban Nha trao tặng huân chương Isabelle.
Tác phẩm nổi tiếng nhất : The Persistence of Memory (1931)

* Bảo tàng Dali - the Teatre-Museu Dali, tại Figueres, Tây Ban Nha : nơi trưng bày thường trực bộ sưu tập gồm những kiệt tác của Salvador Dali do Reynolds A. Morse và Eleanor Morse sưu tầm trong suốt khỏang thời gian 45 năm, gồm 96 bức tranh sơn dầu.
Bộ sưu tập cung cấp một cái nhìn tổng quan tuyệt vời về chủ đề chính và các biểu tượng của tác phẩm Dalí từ năm 1917 đến 1970, đặc trưng bởi sự đa dạng, bao gồm những phong cách ấn tượng và lập thể trong thời kỳ đầu sáng tác, từ trừu tượng qua chủ nghĩa siêu thực, những bức tranh sơn dầu siêu thực nổi tiếng nhất, những chủ đề về tôn giáo và khoa học trong thời kỳ cổ điển của nhà danh họa.
Ngoài 96 bức tranh dầu, bộ sưu tập bao gồm trên 100 tranh màu nước và bản vẽ, 1.300 đồ họa, hình ảnh, điêu khắc và các tác phẩm nghệ thuật khác, cùng một thư viện lưu trữ tư liệu rộng lớn. Bảo tàng tổ chức luân phiên xen lẫn triển lãm định kỳ của bộ sưu tập cùng các triển lãm đặc biệt khác cho phép khán giả khi trở lại ghé thăm bảo tàng lần sau đều có thể xem được những tác phẩm mới.

Nguồn : Wikipedia
http://daligallery.com/
http://www.salvador-dali.org/

The Basket of Bread (1926)
The Persistence of Memory 1931, Oil 21.1x33 cm
Premonition Of Civil War (1936)
Swans Reflecting Elephants (1937)
Metamorphosis of Narcissus 1937
Christ of St. John of the Cross (1951)
The Hallucinogenic Toreador by Dali 1968-70

TRÀO LƯU MỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY

TRÀO LƯU MỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY VÀ CÁC DANH HỌA TIÊU BIỂU:

1- Chủ nghĩa Phục hưng: Giotto di Bondone, Botticelli, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Titian (Ý), Jean Fouquet (Pháp), Albrecht Dürer (Đức)
2- Nghệ thuật kiểu cách: Pontormo, Giulio Romano, Bronzino (Ý), Le Greco (Tây Ban Nha), Ambroise Dubois (Pháp), Cornelisz Van Haarlem (Hà Lan)
3- Chủ nghĩa Cổ điển: Annibale Carrache, Guido Reni, Domenico Zampieri (Ý), Nicolas Poussin, Philippe de Champaigne, Charles Le Brun (Pháp)
4- Trường phái Caravagio: Caravagio, Orazio Borgianni, Bartolomeo Manfredi (Ý), Diego Velázquez (Tây Ban Nha), Valentin, Georges de La Tour (Pháp), Dirck Van Baburen (Hà Lan)
5- Trường phái Baroque: Pietro Berrettini, Giovanni Lanfranco, Baciccio, Andrea Pozzo (Ý), Pierre Paul Rubens (Hà Lan)
6- Trường phái Rococo: Giambatista Tiepolo (Ý), Antoine Watteau, François Boucher (Pháp)
7- Chủ nghĩa Tân cổ điển: Jean-François Peirre Peyron, Jacques Louis David (Pháp), Anton Raphael Mengs (Đức), Gavin Hamilton (Anh)
8- Chủ nghĩa Lãng mạn: Antoine-Jean Gros, Théodore Géricault, Jean Auguste Dominique Ingres, Eugène Delacroix (Pháp), Francisco Goya (Tây Ban Nha), Johann Heinrich Füssli, Joseph Mallord William Turner, William Blake (Anh)
9- Trường phái Barbizon: Théodore Rousseau, Jean-François Millet (Pháp)
10- Chủ nghĩa Kinh viện: Alexandre Cabanel, Dominique Papety, Jean-Léon Gérôme, Paul Baudry (Pháp)
11- Chủ nghĩa Hiện thực: Jean-François Millet, Gustave Courbet (Pháp), Ilya Efimovitch Repin (Nga), Jozef Israels (Hà Lan)
12- Chủ nghĩa Ấn tượng: Camille Pissarro, Edouard Manet, Edgar Degas, Paul Cézanne, Alfred Sisley, Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Paul Gauguin, Henri Toulouse-Lautrec (Pháp), Vincent Van Gogh (Hà Lan), Johann Heinrich Füssli, Joseph Mallord William Turner (Anh)
13- Trường phái Tự nhiên: Jules Bastien-Lepage, Adolf Roll, Jean-Charles Cazin (Pháp), Max Liebermann (Đức), Constantin Meunier (Bỉ).
14- Glasgow Boys, William York Macgregor, John Lavery, George Henry, James Guthrie (Scotland)
15- Trường phái Hồn nhiên: Douanier Rousseau, Séraphine de Senlis, Camille Bombois (Pháp)
16- Chủ nghĩa Tân ấn tượng: Camille Pissarro, Georges-Pierre Seurat, Paul Signac (Pháp), Théo Van Rysselberghe (Bỉ)
17- Trường phái Tượng trưng: Pierre Puvis de Chavannes, Gustave Moreau (Pháp), Adria Gual-Queralt (Tây Ban Nha), Edward Burne-Jones (Anh), Edvard Munch (Na Uy), Martiros Sergeievitch Sarian (Nga), Arnold Böcklin (Thụy Sĩ)
18- Trường phái Pont-Aven: Paul Gauguin, Paul Sérusier (Pháp)
19- Art nouveau: Otto Eckmann (Đức), Gustav Klimt (Áo), Jan Toorop (Hà Lan)
20- Chủ nghĩa Biểu hiện: Chaïm Soutine (Pháp), Ernst Ludwig Kirchner, Erich Heckel (Đức), Oskar Kokoschka, Egon Schiele (Áo), Alexei von Jawlensky (Nga)
21- Trường phái Dã thú: Henri Matisse, Maurice De Vlaminck, Georges Braque, André Derain (Pháp)
22- Trường phái Lập thể: Georges Braque, Albert Gleizes, Jean Jean Metzinger (Pháp), Pablo Picasso, Juan Gris (Tây Ban Nha)
23- Trường phái Vị lai: Giacomo Balla, Gino Severini, Umberto Boccioni (Ý)
24- Chủ nghĩa Trừu tượng: Vasily Kandinsky, Kazimir Severinovitch Malevitch (Nga), Piet Mondrian (Hà Lan)
25- Chủ nghĩa Dada: Marcel Duchamp (Pháp), Man Ray (Hoa Kỳ)
26- Art déco: André Lhote, Jean Dupas (Pháp), Pablo Picasso (Tây Ban Nha), Tamara de Lempicka, Alexandre Alexandrovitch Deineka (Nga), Charles Meere (Anh), Charles Sheeler (Hoa Kỳ)
27- Chủ nghĩa Siêu thực: René Magritte (Bỉ), Joan Miró, Salvador Dalí, Antoni Tàpies (Tây Ban Nha), Dado (Nam Tư), Josef Sima, Adolf Hoffmeister (Tiệp Khắc)
28- Chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa: Boris Mikhailovitch Koustodiev, Issak Izrailevitch Brodski, Aleksandr Mikhailovitch Guerassimov, Alexandre Alexandrovitch Deineka (Liên Xô)
29- Trường phái Biểu hiện trừu tượng: Willem De Kooning, Arshile Gorky, Marl Rothko, Franz Kline, Clifford Still (Hoa Kỳ)
30- Action Painting: Willem De Kooning, Franz Kline, Jackson Pollock (Hoa Kỳ)
31- Pop art: Roy Lichtenstein, Andy Warhol (Hoa Kỳ), Ronald Kitaj (Anh)

Mona Lisa - Leonardo da Vinci 1603-1517
Artist: Leonardo da Vinci
Location: The Louvre (since 1797)
Subject: Lisa del Giocondo
Created: 1503–1517
Dimensions: 2' 6" x 1' 9" (77 cm x 53 cm)
Periods: Italian Renaissance, Renaissance

Read more at http://en.wikipedia.org/wiki/Art_movement

LIST OF ART MOVEMENT

19th- and 20th-century art movements
19th century

    Academic, c. 1500s–1900s
    Aesthetic Movement
    American Barbizon school
    American Impressionism
    Amsterdam Impressionism
    Art Nouveau, c. 1890–1910
    Arts and Crafts Movement, founded 1860s
    Barbizon school, c. 1830s–1870s
    Biedermeier, c. 1815-1848
    Cloisonnism, c. 1888–1900s
    Danish Golden Age
    Decadent movement
    Divisionism, c. 1880s–1910s
    Düsseldorf School
    Etching revival
    Expressionism, c. 1890s–1930s
    German Romanticism, c. 1790s–1850s
    Gründerzeit
    Hague School, c. 1860s–1890s
    Heidelberg School
    History painting, c. 1400s–1900s
    Hoosier Group
    Hudson River School, c. 1820s–1900s
    Impressionism, c. 1860s–1920s
    Incoherents, c. 1882-1890s
    Jugendstil
    Les Nabis, c. 1890s–1900s
    Les Vingt
    Luminism
    Lyon School
    Macchiaioli c. 1850s–1900s
    Mir iskusstva, founded 1898
    Modernism, c. 1860s-ongoing
    Naturalism
    Nazarene, c. 1810s–1830
    Neo-Classicism, c. 1780s–1900s
    Neo-impressionism, c. 1880s–1910s
    Norwegian romantic nationalism, c. 1840–1867
    Norwich School, founded 1803
    Orientalism
    Peredvizhniki
    Pointillism, c. 1880s–1910s
    Pont-Aven School, c. 1850s–1890s
    Post-Impressionism, c. 1880s–1900s
    Pre-Raphaelite Brotherhood
    Realism, c. 1850s–1900s
    Romanticism, c. 1750s–1890s
    Secession Groups, c. 1890s-1910s
    Society of American Artists, c. 1877–1906
    Spanish Eclecticism, c. 1845-1890s
    Symbolism
    Synthetism, c. 1877–1900s
    Tonalism, c. 1880–1915
    Vienna Secession, founded 1897
    White Mountain art, c. 1820s–1870s

20th century
1900-1918
    Academic, c. 1900s-ongoing
    American realism, c. 1890s–1920s
    Analytic Cubism, c. 1909–1912
    Art Deco, c. 1920s–1940s
    Ashcan School, c. 1890s–1920s
    Berliner Sezession, founded 1898
    Bloomsbury Group, c. 1900s–1960s
    Camden Town Group, c. 1911–1913
    Constructivism, c. 1920–1922, 1920s–1940s
    Cubism, c. 1906–1919
    Cubo-Futurism, c. 1912–1918
    Czech Cubism, c. 1910-1914
    Dada, c. 1916–1922
    Der Blaue Reiter, c. 1911–1914
    De Stijl, c. 1917–1931
    Deutscher Werkbund, founded 1907
    Die Brücke, founded 1905
    Early Cubism, c. 1906–1908
    Expressionism c. 1890s–1930s
    Fauvism, c. 1900–1910
    Futurism, c. 1909–1916
    German Expressionism, c. 1913–1930
    Group of Seven (Canada), c. 1913–1930s

    Jack of Diamonds, founded 1909
    Luminism (Impressionism), c. 1900s–1930s
    Modernism, c. 1860s–ongoing
    Neo-Classicism, c. 1900s–ongoing
    Neue Künstlervereinigung München
    Novembergruppe, founded 1918
    Orphism, c. 1910–1913
    Photo-Secession, founded c. 1902
    Picasso's Blue Period, c. 1901–1904
    Picasso's Rose Period, c. 1904–1906
    Picasso's African Period, 1906–1909
    Pittura Metafisica, c. 1911–1920
    Purism, c. 1917–1930s
    Rayonism
    Section d'Or, c. 1912–1914
    Suprematism, formed c. 1915–1916
    Synchromism, founded 1912
    Synthetic Cubism, c. 1912–1919
    The Eight, c. 1909–1918
    The Ten, c. 1897–1920
    Vorticism, founded 1914

1918-1945

    American Scene painting, c. 1920s–1950s
    Arbeitsrat für Kunst
    Art Deco
    Bauhaus, c. 1919–1933
    Concrete art
    Der Ring
    De Stijl, c. 1917–1931
    Ecole de Paris
    Geometric abstraction
    Gruppo 7
    International Style, c. 1920s–1970s
    Kapists, c. 1930s

    Magic Realism
    Neo-Romanticism
    Neue Sachlichkeit
    Novecento Italiano
    Novembergruppe, founded 1918
    Precisionism, c. 1918–1940s
    Regionalism (art), c. 1930s–1940s
    Return to order, 1918-1922
    Scuola Romana, c. 1928–1945
    Social Realism, c. 1920s–1960s
    Socialist Realism
    Surrealism, c. 1920s–1960s

1945-1965
    Abstract expressionism
    Action painting
    Arte Povera
    Art Informel
    Assemblage
    Beatnik art
    Chicago Imagists
    CoBrA, c. 1948-1951
    Color Field painting
    Combine painting
    Fluxus
    Happening
    Hard-Edge Painting
    Kinetic Art
    Kitchen Sink School
    Lettrism

    Lyrical abstraction
    Neo-Dada
    New Brutalism
    Northwest School
    Nouveau Réalisme
    Op Art
    Organic abstraction
    Outsider Art
    Panic Movement
    Pop Art
    Post-painterly abstraction
    Public art
    Retro art
    Serial art
    Shaped canvas
    Situationist International
    Tachism

1965-2000

    Abstract Illusionism
    Appropriation
    Arte Povera
    Art Photography
    Body Art
    Classical Realism
    Conceptual Art
    Dogme 95
    Earth Art
    Figuration Libre
    Funk art
    Installation art
    Internet Art
    Land art
    Late modernism
    Light and Space

    Lowbrow
    Lyrical Abstraction
    Massurrealism
    Minimalism
    Neo-Expressionism
    Neo-pop
    Performance Art
    Postminimalism
    Postmodernism
    Photorealism
    Psychedelic art
    Relational art
    Site-specific art
    Sound Art
    Steampunk
    Transavanguardia
    Video Art
    Young British Artists

21st century

    Algorithmic art
    Altermodernism
    Computer art
    Computer graphics
    Digital art
    Electronic Art
    Environmental art
    Hyperrealism
    Intentism
    Internet art
    Intervention art

    Metamodernism
    Neo-minimalism
    New Media Art
    Post-postmodernism
    Relational art
    Remodernism
    SoFlo Superflat
    Stuckism International
    Superflat
    Superstroke
    Transgressive art
    Virtual art

    graffiti art