Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Dreams Of Art: Keep Love In Your Heart

"A true painter is one who can paint extraordinary scenes in the middle of an empty desert. A true painter is one who can patiently paint a pear in the midst of the tumults of history"." ( Salvador Dali )

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

CÉSAR DE COCK VÀ NHỮNG BỨC TRANH PHONG CẢNH

César de Cock, họa sĩ người Bỉ (1823-1904)
Sinh ra là con trai của một thợ may, César và anh trai Xavier đã trải qua một giai đoạn khó khăn sau khi cha mất sớm. Mặc dù tình hình tài chính bấp bênh, César vẫn kiên trì và theo các lớp học buổi tối tại Học viện Mỹ thuật Ghent. Trong cùng thời gian, ông theo học tại nhạc viện thành phố, nơi ông đã giành giải nhì đàn vĩ cầm vào năm 1840. Vào thời điểm đó, sự lựa chọn của ông cho sự nghiệp vẫn chưa được quyết định dứt khoát. Là nghệ sĩ vĩ cầm, ông diễn tại Nhà hát Grand, và còn là ca sĩ tại thánh đường Sint-Baafs và nhà thờ Sint-Jacobs. Ông cũng là nhạc sĩ đàn hát kiếm sống trong một thời gian ở Paris.
Ông khởi nghiệp là họa sĩ vào năm 1844 tại triển lãm Ghent. Nhưng đời sống triển lãm địa phương đã không tạo được ấn tượng cho người nghệ sĩ. Về nghệ thuật, ông vẫn kiếm tìm.
Trong suốt những năm 1850, lần đầu tiên ông đã đến Babizon, một ngôi làng ở miền Trung Bắc nước Pháp và chỉ có nơi đây điều mơ tưởng của ông đã thành hình. Theo truyền thống, ông được gọi là người anh em Flemish của Corot. Ông thường lưu lại tại quán cà phê Ganne ở Barbizon, nơi trú ẩn của nhiều họa sĩ Barbizon mà Théodore Rousseau và Jean-François Millet, những họa sĩ dẫn đầu trường phái này đã chọn làm nơi sinh sống và qua đời tại đây.. Cũng như trường hợp của anh trai, Barbizon không có nghĩa là điểm đến cuối cùng. César thường xuyên đi du lịch đến Normandy. Ông thường đến nghỉ hè ở Gasny dọc theo sông Epte. De Cock hầu như biến mất khỏi môi trường nghệ thuật Bỉ cho đến năm 1880; chỉ có Pháp và đặc biệt là những cảnh nghệ thuật Paris mới thu hút sự chú ý của ông. Năm 1865, Nhà nước Pháp đã mua một bức tranh của ông tại triển lãm Paris.
Là họa sĩ phong cảnh, César De Cock chủ yếu làm việc cho giới thưởng ngoạn Paris. Tại Bỉ, ông không thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm địa phương. Chỉ sau khi sự nghiệp thành công ở Paris, ông mới một lần nữa trở về sống ở quê hương của mình. Trái ngược với Xavier, vào năm 1880 ông đã chọn thành phố quê hương ông Sint-Martens-Latem làm nơi thường trú.
Và cũng như anh trai, César vẫn còn làm việc đến lúc tuổi đã cao.

César De Cock - "Đi dạo trong rừng" (A stroll in the forest - Oil, 1876)

Cesar de Cock - "Heath landscape at Sevres" - Oil
 
Cesar de Cock - "La Rue de Meers a Laethem"- Oil, 1900

Cesar de Cock - "By the river" - Oil, 1880
Nguồn:

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

HÒA ÂM TRẮNG

James Abbott McNeill Whistler (1834 - 1903) là một họa sĩ gốc Anh sinh sống tại Mỹ trong thời kỳ vàng son American Gilded Age vào cuối thế kỷ 19 ( từ những thập niên 1870 đến 1900). Ngược lại với tính tình cảm và đạo đức ám chỉ trong tranh, ông là người ủng hộ hàng đầu của phương châm "nghệ thuật vị nghệ thuật".

 “Symphony in White, No. 1: The White Girl,” 1862, oil on canvas

Năm 1861, sau khi trở về Paris trong một thời gian, Whistler vẽ tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của mình: “Symphony in White, No. 1: The White Girl ( Hòa âm Trắng, số 1: Thiếu nữ Trắng ). Đây là bức chân dung của người tình và người quản lý kinh doanh của ông, Joanna Hiffernan, đã được sáng tạo đơn giản chỉ là màu trắng. Tuy nhiên, những người khác nhìn bức tranh theo một cách khác. Nhà phê bình Jules-Antoine Castagnary nghĩ rằng bức tranh là một câu chuyện ám chỉ một cô dâu mới đã mất đi sự ngây thơ trong sáng. Những người khác lại liên kết nó với The Woman in White ( Người đàn bà áo trắng ) của Wilkie Collins, một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng vào thời kỳ ấy, hoặc từ nhiều nguồn văn học khác. Tại Anh, một số xem đó là một bức tranh theo phong cách thời Pre-Raphaelite. Trong bức tranh, Hiffernan cầm một đóa hoa lily trong tay trái và đứng trên một tấm thảm da gấu ( một số người đã giải thích tấm thảm da gấu tượng trưng cho nam tính và sự ham muốn ) và cái đầu con gấu nhìn chằm chằm với vẻ đe dọa người xem. Bức chân dung bị từ chối triển lãm tại Royal Academy, nhưng lại được trưng bày trong một bộ sưu tập tư nhân dưới tiêu đề The Woman in White. Năm 1863 bức tranh lại được trưng bày tại Salon des Refuseés ở Paris trong một sự kiện được tài trợ bởi Hoàng đế Napoleon III cho triển lãm các tác phẩm bị từ chối bởi Salon.
Mặc dù vậy, bức tranh của Whistler đã được chú ý rộng rãi, trội hơn hẳn cả bức tranh gây sốc Le déjeuner sur L'Herbe ( Bữa ăn trưa trên bãi cỏ ) của Edouard Manet. Chống lại những chỉ trích của các nhà phê bình theo chủ nghĩa truyền thống, những người ủng hộ Whistler khẳng định rằng bức tranh là "một bóng ma có linh hồn" và điều đó tóm tắt lý thuyết của Whistler rằng nghệ thuật cần được quan tâm về cơ bản với sự sắp xếp màu sắc trong sự hài hòa, không phải với sự mô phỏng nguyên hiện trạng của thế giới tự nhiên.

* Nguyễn Diệu Tâm

Trích dịch từ :
http://en.wikipedia.org/wiki/James_Abbott_McNeill_Whistler

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

NGƯỜI CON GÁI TÔI BỎ LẠI PHÍA SAU

"Người con gái tôi bỏ lại phía sau" ( The Girl I Left Behind Me ), là tựa đề một bức tranh của họa sĩ Jonathan Eastman Johnson (1824-1906) vẽ vào khoảng năm 1872.
Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Smithsonian American Art Museum, Washington D.C., Hoa Kỳ.
Eastman Johnson (1824-1906) là họa sĩ người Mỹ, đồng sáng lập Metropolitan Museum of Art, New York City, có tên được khắc trước cổng vào của bảo tàng. Bức tranh The Girl I Left Behind Me được họa sĩ tưởng tượng đến hình ảnh người vợ trẻ của một người lính đứng trên ngọn đồi nơi họ vừa chia tay nhau. Lớp vải lót màu đỏ thẫm của tấm áo choàng bay trong gió cho thấy tình yêu nồng thắm họ dành cho nhau, trong khi chiếc nhẫn cưới trên tay nàng, được đặt ở trung tâm của bức tranh, như khẳng định cho lòng chung thủy và tận tụy của cô dâu trẻ. Johnson đã chứng kiến trận Manassas trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ vào năm 1862, và tựa đề của bức tranh lấy từ một bài hát ru cổ của Ái Nhĩ Lan đã trở thành một bản ballad phổ biến trong cuộc nội chiến:
" Trong tâm trí tôi đầy ắp hình ảnh của nàng
Dù đang ngủ hay tỉnh thức
Tôi hy vọng sẽ nhìn thấy viên ngọc của tôi một lần nữa
Vì nàng mà trái tim tôi vỡ nát"... (*)

The Girl I Left Behind Me, oil on canvas, b/w 1870 and 1875, 42 x 34 7/8 in. Smithsonian American Art Museum

Eastman Johnson nổi tiếng về các thể loại tranh vẽ cảnh đời thường, tranh chân dung của cả người bình thường và những danh nhân nước Mỹ như Abraham Lincoln, Nathaniel Hawthorne, Ralph Waldo Emerson và Henry Wadsworth Longfellow. Tác phẩm giai đoạn sau của ông thường thể hiện sự ảnh hưởng của các bậc thầy Hà Lan thế kỷ 17, những danh họa mà ông từng nghiên cứu ở The Hague ( Thành phố Den Hagg ở Hà Lan ) vào những năm 1850. 
Giữa năm 1840 và 1842 ông được học nghề từ nhà in thạch bản xứ Boston là John H. Bufford (1810-1870). Sự làm chủ chất liệu  này của ông thể hiện rất rõ trong một số tác phẩm in thạch bản, trong đó nổi tiếng nhất là Marguerite (khoảng năm 1865-1870). Năm 1845 ông chuyển đến Washington DC, nơi ông đã vẽ bức chân dung bằng phấn, bút chì than những nhân vật người Mỹ nổi tiếng, bao gồm cả Daniel Webster, John Quincy Adams và Dolly Madison ( tất cả được vẽ trong năm 1846 ; tại Cambridge, MA , Fogg ). Năm 1846 ông định cư tại Boston và vào giai đoạn đầu, ông đã phát triển tối đa phong cách vẽ chân dung. Những bản vẽ bằng chì than theo lối chiaroscuro của ông, gây xúc cảm một cách đặc biệt, tinh vi đáng kinh ngạc đối với một họa sĩ về cơ bản là tự học. Năm 1848, ông đi du lịch đến Châu Âu để nghiên cứu hội họa tại Viện Hàn Lâm Dusseldorf.. Trong suốt hai năm tại đây ông đã liên kết chặt chẽ với Emanuel Leutze để vẽ các đề tài theo thể loại ban đầu của mình như tác phẩm The Counterfeiters (c. 1851-5 ; New York, IBM Corp). Sau đó ông đã trải qua ba năm ở The Hague, nghiên cứu màu sắc, bố cục và chủ nghĩa tự nhiên trong hội họa Hà Lan thế kỷ 17. Ảnh hưởng của các bậc thầy người Hà Lan trong phong cách chân dung của ông rất tuyệt vời đến nỗi ông được gọi là "The American Rembrandt”. Năm 1855, sau hai tháng ở xưởng vẽ tại Paris của Thomas Couture, ông trở về Mỹ. Cũng từ đó ông chuyển sang các đề tài Mỹ, nghiên cứu về người da đỏ ở Wisconsin, vẽ nhiều chân dung trong khi ở Washington (ví dụ như George Shedden Riggs, c 1855; .... Baltimore, Mus & Lib MD Hist) và Cincinnati. Ông định cư ở New York và sống tại đây cho đến cuối đời.
Jonathan Eastman Johnson mất năm 1906 và được chôn cất tại nghĩa trang Green-Wood tại Brokklyn, New York.

NGUYỄN DIỆU TÂM
Tham khảo, phỏng dịch theo Americanart.si.edu, Smithsonian American Art Museum, American National Biogaphy
(*) Bài hát "The Girl I Left Behind Me" nằm trong tuyển tập những bài hát xưa ru con phổ biến của Ireland, "The Forget Me Not Songster".

NGƯỜI CON GÁI TÔI BỎ LẠI PHÍA SAU


Từ lúc băng qua những ngọn đồi
Là lúc anh chìm vào cô đơn
Bước chân đi qua những cánh đồng hoang đầy lau lách
Lòng thì trĩu nặng và tâm tư ngập tràn hình bóng em
Từ phút giây lìa xa em
Cứ mỗi lần quay đầu nhìn lại 
Là nước mắt anh tuôn rơi nhòa nhạt cả lối đi,
Khi nhớ đến vẻ duyên dáng
Của người con gái anh bỏ lại phía sau...

Từng phút giây trôi qua anh còn nhớ rõ
Rồi anh sẽ về đâu
Khi ngọn lửa tình yêu bừng lên đốt cháy trái tim anh,
Từ buổi ban đầu anh đã thuộc về em,
Em đã yêu anh
Chúng ta cùng hứa một lòng chung thủy với nhau,
Qua màn nước mắt em lệ tuôn rơi đẫm ướt mắt anh
Em vẫn chúc phúc cho anh ngày ra đi,

Người con gái anh bỏ lại phía sau...
Trong tâm trí anh đầy ắp hình ảnh em,
Dù đang ngủ hay tỉnh thức;
Anh vẫn hy vọng nhìn thấy viên ngọc của anh một lần nữa
Vì em mà trái tim anh tan nát.
Nhưng nếu anh sẽ phải ra đi như thế,
Và em vẫn cam chịu rời xa anh
Anh sẽ thuyết phục mình ở lại
Với người con gái anh bỏ lại phía sau...


THE GIRL I LEFT BEHIND ME

I’m lonesome since I crossed the hills
And o’er the moor that’s sedgy,
With heavy thought my mind is filled
Since I patted Naegy.
Whene’r I turn to view the place,
The tears doth fall and blind me,
When I think of the charming grace
Of the girl I left behind me.
The hours I remember well,
When next to see doth move me,
The burning flames my heart doth feel,
since first she owned she loved me.
Each mutual promise faithfully made,
by her whom tears doth blind me
And bless the hours I pass away,
With the girl I left behind me.
My mind her image full retains,
whether asleep or awaken’d;
I hope to see my jewel again
For her my heart is breaking.
But if ever I chance to go that way,
And that she has not resigned me,
I’ll reconcile my mind and stay
With the girl I left behind me.  



Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

ANTONI GAUDI: GOD'S ARCHITECT

ANTONI GAUDI, GOD'S ARCHITECT
"Bất cứ sản phẩm nghệ thuật nào cũng phải mang tính quyến rũ, với nghĩa rộng của nó, bởi nó hấp dẫn tất thảy mọi người."
Antonio Gaudí (1852-1926)


 Antoni Gaudí i Cornet, theo tiếng Tây Ban Nha, là một kiến trúc sư người xứ Catalan, Tây Ban Nha. Là cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại xứ Catalan, ông nổi tiếng bởi những thiết kế độc đáo theo phong cách cá nhân và phần lớn các công trình ấy tọa lạc tại Catalan, thủ đô Barcelona của Tây Ban Nha.
Francesc Gaudí Serra và Antònia Cornet Bertran, tên của cặp vợ chồng nghệ sĩ sinh ra Gaudi, đều lớn lên từ những gia đình thợ rèn.
Gaudi là em út trong gia đình gồm năm con, cậu tự thấy mình khó tham gia được vào những trò chơi cùng bạn bè bởi bệnh thấp khớp. Do đó, cậu bé rất ít khi đi lại và bắt buộc phải nhờ đến anh bạn lừa mỗi khi muốn ra khỏi nhà. Thực tế trên đã giữ cậu bé trong nhà và sử dụng hầu hết thời gian rảnh của mình vào tìm tòi sự sáng tạo tuyệt vời của thiên nhiên. Đây là một giả thuyết giải thích cho hai khả năng vĩ đại của Gaudi: quan sát và phân tích thiên nhiên, vun đắp từ tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên.
Gaudi, khi là sinh viên Kiến trúc tại trường cao đẳng Tècnica Superior d'Arquitectura, Barcelona từ 1873 đến 1877, xuất sắc trong môn "Trial drawings and projects" trái ngược với điểm loại xoàng của những môn học khác. Sau năm năm làm việc, anh đạt được chứng chỉ như một kiến trúc sư thực thụ năm 1878. Khi kí tên trên chứng chỉ của Gaudi, Elies Rogent tuyên bố, "Qui sap si hem donat el diploma a un boig o a un geni: el temps ens ho dirà" (" Ai biết được chúng ta trao chứng chỉ này cho một thằng đần hay một thiên tài. Thời gian sẽ trả lời.")
Chàng kiến trúc sư trẻ ngay lập tức bắt tay vào thiết kế, qui hoạch và duy trì mối liên hệ với ngôi trường này đến những ngày cuối cùng trong sự nghiệp của mình.
Phần nhiều những tác phẩm của Gaudi thể hiện niềm đam mê của ông đối với cuộc sống: Kiến trúc, thiên nhiên, tôn giáo và tình yêu quê hương.
Gaudi nghiên cứu tỉ mỉ trên từng mỗi chi tiết của những sáng tạo, đưa vào kiến trúc hàng loạt mỹ nghệ mà ông chuyên sâu như gốm, thủy tinh màu, chạm gỗ, đồ rèn sắt. Ông cũng giới thiệu các kỹ thuật mới trong cách xử lý nguyên liệu, như "Trencadis" - một loại mosaic, sáng tạo từ những mảnh vỡ bỏ đi của mái ngói, chén cốc bằng gốm sứ.
Sau vài năm ảnh hưởng trường phái nghệ thuật Tân Gothic (Neo-Gothic art), và một vài khuynh hướng phương Đông, Gaudi trở thành đỉnh cao của trào lưu Catalan Hiện đại vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 mà vẫn không đánh mất những gì ông đã chịu ảnh hưởng. Hầu như ít khi ông vẽ phác thảo cho các công trình của mình,  thay vào đó ông thích tạo ra theo cách của không gian ba chiều, những chi tiết như được hun đúc sẵn từ trong tâm trí ông.
Các công trình của Gaudi thu hút cả thế giới, đã có vô số nghiên cứu về kiến trúc của ông. Ngày nay ông được cả các chuyên gia và quần chúng ngưỡng mộ : Kiệt tác Sagrada Familia là một trong những di tích được viếng thăm nhiều nhất Tây ban Nha. Từ năm 1984 đến 2005 đã có 7 công trình của ông được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Trong suốt cuộc đời, ông đã thể hiện đức tin vào Công giáo La mã. Nhiều hình ảnh tôn giáo đã được nhìn thấy trong các tác phẩm của ông, khiến ông còn được gọi là "God's architect" ( Kiến trúc sư của Chúa ).
Những tuyệt tác mà Antonio Gaudi đã để lại cho thế giới :
1- Parc Guell: tọa lạc phía bắc Barcelona, quận Gracia, công viên bắt đầu khởi công năm 1900 và hoàn thành năm 1914 do Antonio Gaudi xây dựng cho Eusebi Guell, nơi có 60 ngôi nhà của những gia đình giàu có nhất của giới trưởng giả Barcelona. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1984.


 Parc Guell

2- Casa Batllo: là một tòa nhà của gia đình Batllo xây dựng từ năm 1877, được phục hồi bởi Antonio Gaudi và Josep Maria Jujol trong những năm 1904 - 1906. Có vẻ như mục tiêu của nhà thiết kế cho ngôi nhà là tránh những đường thẳng, được biệt danh Casa del Osso ( ngôi nhà của những khúc xương ). Mặt tiền được trang trí bởi các mảnh gốm vỡ ( trencadis ), màu sắc từ vàng cam chuyển sang xanh. Mái cong và phần sau như hình dáng con rồng hay khủng long. 


 Casa Battlo

3- Casa Mila: tòa nhà được xây dựng 1905 - 1910 bởi Antonio Gaudi cho một cặp vợ chồng giàu có Roser Segimon và Pere Mila. Ban đầu Gaudi dự định xây dựng tòa nhà như một biểu tượng tôn giáo, bao gồm tượng Đức Mẹ và các Thánh, nhưng bị Hội đồng Công giáo của thành phố bác bỏ bản thiết kế khiến Gaudi chán nản, về sau do một linh mục thuyết phục, ông đã tiếp tục công trình. 

Casa Mila

4- Bellesguard : Còn được gọi là Casa Figueres, là một ngôi nhà thái ấp hiện đại được xây dựng từ 1900-1909. Vùng đất này ngày trước vốn là lãnh địa của Martin of Aragon, một vị vua cuối cùng của Catalonia. Cấu trúc tòa nhà được xây dựng theo phong cách Tân Gothic.

Bellesguards - Casa Figueres
5- Sagrada Familia: Vương cung thánh đường Công giáo La mã, xây dựng từ 1982 với tên Temple Expiatori de la Sagrada Familia. Antonio đã làm việc cho dự án này suốt 40 năm trời, dành 15 năm cuối cùng của cuộc đời ông toàn tâm toàn ý vào công trình. Sau khi ông mất, công trình này được tiếp tục bởi sự Domènech Sugranves cho đến khi bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến Tây ban Nha vào năm 1935.


 Sagrada Familia

6- Casa Vincens: xây dựng 1883-1899, được Gaudi thiết kế cho Manuel Vicens, chủ một nhà máy gạch ngói. Vì vậy ngôi nhà được xây bởi đá, gạch đỏ thô, gạch men gốm màu trong hình bàn cờ và các mô típ hoa. 

Casa Vincens

7- Colonia Guell: Palau Guell, dinh thự được Gaudi xây dựng cho nhà tài phiệt công nghệ Eusebi Guell xứ Catalan.

Palau Guell

* NGUYỄN DIỆU TÂM
( Tổng hợp từ Google & Wikipedia )
Xem thêm:
http://whc.unesco.org/en/list/320/gallery/
http://en.wikipedia.org/wiki/Antoni_Gaud%C3%AD